Thongtinthoidai.vn - Các nhà khoa học cảnh báo, một siêu núi lửa có thể bùng nổ trong thời gian tới sẽ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và tàn phá Trái đất.
Theo các nhà nghiên cứu, các vụ phun trào núi lửa đang diễn ra với tần suất cao nhất trong vòng 300 năm qua và họ lo ngại rằng, việc một siêu núi lửa bị kích hoạt, giết chết hàng triệu người và tàn phá Trái đất là hoàn toàn có thể xảy ra.
Các chuyên gia từ Viện Khoa học Châu Âu cho biết, núi lửa, đặc biệt là các siêu núi lửa như ở Công viên quốc gia Yellowstone (Wyoming, Mỹ), trong đó có một miệng núi lửa rộng 34-45 dặm (55 đến 72km) - đặt ra mối đe dọa đến Trái đất và sự sống còn của con người - nhiều hơn là các tiểu hành tinh, động đất, chiến tranh hạt nhân và sự nóng lên toàn cầu.
Yellowstone trông không giống như nhiều núi lửa đang hoạt động nhưng được cho là có nhiều magma trong lòng nhất thế giới
Theo thống kê của các nhà khoa học, những núi lửa nguy hiểm nhất hiện còn đang hoạt động bao gồm Yellowstone (Mỹ), Vesuvius ở Campagnia (Ý), và Popocatépetl gần thành phố Mexico.
Chỉ cần bất kỳ một núi lửa nào trong số chúng phun trào, hàng triệu người sẽ chết và bầu khí quyển của Trái đất sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng với tro và các chất độc khác "ngoài sức tưởng tượng hơn bất cứ hoạt động nào của con người".
Theo ước tính, nguy cơ một trong những siêu núi lửa trên phun trào trong vòng 80 năm tới rơi vào khoảng từ 5-10%. Và các nhà khoa học lo ngại rằng, Yellowstone có thể nổ tung bất kỳ lúc nào trong vòng 70 năm tới. Nếu sự việc xảy ra, nó sẽ xóa sổ toàn bộ phía Tây Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử toàn cầu.
Mặc dù nền văn minh nhân loại đang phải đối phó với rất nhiều thảm họa và thiên tai, nhưng theo các nhà nghiên cứu, việc chuẩn bị ứng phó với thảm họa siêu núi lửa phải được đặt lên hàng đầu. Bởi nó có ảnh hưởng sâu rộng về khí hậu, an ninh lương thực, giao thông vận tải và chuỗi cung ứng.
"Các vụ phun trào núi lửa có thể có những tác động nghiêm trọng hơn thông qua các hiệu ứng khí quyển, khí hậu và có thể dẫn đến các vấn đề lớn về an ninh lương thực và nguồn nước, có thể được nhấn mạnh như nạ đói lan rộng và dịch bệnh hoành hành sau những đợt phun trào của núi lửa Laki năm 1783 và Tambora 1815" - các nhà khoa học cho biết.
Trong lịch sử, đã có rất nhiều thảm họa núi lửa để lại những hậu quả khủng khiếp, như đợt phun trào núi lửa Tambora (Sumbawa, indonesia). Nó đã giết chết khoảng 100.000 người và những đám tro bụi đã khiến nước này không có mùa hè vào năm tiếp theo.
Hay như vụ phun trào tại Iceland trước đó đã ngay lập tức cướp đi 10.000 sinh mạng, và về lâu dài sau đó, ảnh hưởng của nó đã xóa sổ 25% dân số nước này và gây ra thảm họa trên khắp hành tinh. Một nạn đói ở Ai Cập đã làm giảm dân số xuống còn 1/6, 25.000 người chết ở Anh do khó thở và khiến thời tiết trên toàn thế giới trở nên cực kỳ khắc nghiệt.
Các nhà khoa học cảnh báo, chúng ta hiện đang ở trong một mùa núi lửa trên toàn cầu.
Tuy nhiên, những sự kiện đó sẽ không là gì so với hậu quả nếu một siêu núi lửa bùng nổ. Và các nhà khoa học cũng cảnh báo, chúng ta đang ở trong một "mùa" núi lửa trên toàn cầu.
Mặc dù chúng ta đã được chuẩn bị rất nhiều do những thảm họa liên tiếp xảy ra trong 2.000 năm qua, nhưng hiện vẫn chỉ có rất ít các phương án ứng phó với những hoạt động của siêu núi lửa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét